Loading...

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Tư duy đột phá để thành công

Tư duy đột phá là một trong những thuật ngữ gây tranh cãi suất nhiều thập kỉ được tiến sĩ Lê Thẩm Dương tích cực truyền bá cho thế hệ trẻ qua các bài giảng trực tiếp. Tại sao lại là tư duy đột phá chứ không phải là tư duy chính xác, sáng tạo hay khác biệt để thành công? Mọi lối tư duy thông thường đều sử dụng nguồn dữ liệu từ quá khứ để phán đoán tương lai. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số với hàng tỷ tỷ loại dữ liệu đan xen khắp thế giới, làm thế nào để ta có thể chắt lọc được những thông tin chính xác để tư duy? Hơn nữa cách suy luận dựa vào dữ liệu của quá khứ luôn bị giới hạn trong những gì ta đã biết. Bởi vậy, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Shozo Hibino thuộc Đại học Chukyo, Nhật Bản và Giáo sư Tiến sĩ Gerald Nadler thuộc Đại học Nam California, Hoa Kỳ đã cho ra đời cuốn sách tổng hợp về phương pháp tư duy mới mẻ này.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Tư duy đột phá để thành công
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Tư duy đột phá để thành công
Theo đó, Tư duy đột phá là mô thức hoạch định tương lai và giải quyết vấn đề bằng cách tái định hướng tư duy theo mục đích, sự duy nhất và tính hệ thống của vấn đề. Khi sử dụng lối tư duy này ta sẽ lấy tương lai làm gốc, từ đó kéo về hiện tại. Mà tương lai thì mênh mông và không bị gò bó bởi bất cứ thứ gì nên có thể tạo ra những thứ đột phá mà quá khứ chưa từng biết đến. Đây là cách tư duy đi trước thời đại, liên tục thay đổi mà các nước như Nhật Bản, Isarel đã áp dụng và thành công rực rỡ. (Theo Wikipedia).

Bài giảng Tư duy đột phá của Ts Lê Thẩm Dương cũng bám theo định nghĩa này để phát triển và mở rộng.

Trong Video bài giảng Tư duy đột phá, tiến sĩ Lê Thẩm Dương sẽ trình bày và giải thích rõ hơn về khái niệm, hiệu quả và cách vận dụng vào cuộc sống.

Ngoài ra bài giảng của Ts Lê Thẩm Dương còn bàn sâu hơn về 7 nguyên tắc cơ bản của Tư duy đột phá.

Tóm tắt: Tư duy đột phá dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản 

(Mời bạn đọc xem Video bài giảng Tư duy đột phá của tiến sĩ Lê Thẩm Dương để hiểu rõ hơn)


1. Tính duy nhất: Mỗi vấn đề xảy ra đều có tính độc lập duy nhất, không thể áp dụng máy móc phương pháp cũ để giải quyết vấn đề mới.

2. Mục đích tối thượng: Tập trung vào mục đích dài hạn cuối cùng và liên tục triển khai mục đích bằng câu hỏi "Mục đích của mục đích, của mục đích… là gì") để tìm ra mục đích thực sự sau cùng, đa dạng và mở rộng các chiều (không gian, thời gian) để giải quyết vấn đề.

3. Giải pháp sau giải pháp tiếp theo: Định ra giải pháp tương lai để làm kim chỉ nam cho giải pháp hiện tại, đặt nó trong tổng thể của giải pháp lớn hơn.

4. Tính hệ hệ thống: Xét giải pháp trong tổng thể vấn đề.

5. Thu thập thông tin tối thiểu: Thu thập nhiều thông tin có thể biến ta thành chuyên gia nhưng cũng sẽ giới hạn khả năng giải quyết vấn đề.

6. Lôi cuốn sự tham gia của số đông: Tạo sự phấn khởi, kích thích và kêu gọi mọi người đồng lòng, tự nguyện tham gia vào kế hoạch.

7. Thay đổi và cải cách liên tục: Trong lúc đang hoàn thiện giải pháp mới, tiếp tục định ra giải pháp tiếp theo vượt trội hơn để tính đổi mới được thực hiện liên tục.

Đến năm 2013, các tác giả đề xuất cấu trúc lại Tư duy đột phá theo hướng có cấu trúc chặt chẽ hơn là đặt song song 7 nguyên tắc ngang hàng nhằm mục đích để tiếp nhận thực hành đơn giản, dễ dàng hơn. Các nguyên tắc Tư duy đột phá này bao gồm:

- 3 Nguyên lý nền tảng: Tính duy nhất, Tính hệ thống, Thông tin giới hạn
- 4 giai đoạn tạo giải pháp đột phá: Thiết kế con người, Triển khai mục đích, Thiết kế giải pháp tương lai, Thiết kế giải pháp hiện thực
- 3 quy trình trong mỗi giai đoạn: Liệt kê, Tổ chức, Quyết định

Video Tiến sĩ Lê Thẩm Dương

Bài giảng Tư duy đột phá để thành công


Video 83352513756879648

Post a Comment

emo-but-icon

Home item