Loading...

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Sinh viên có nên đi làm thêm hay không

Từ xưa đến nay, nhắc tới làm thêm là các bạn sinh viên lại được những bậc tiền bối vẽ ra một viễn cảnh màu hồng.
- Làm thêm để tích lũy kinh nghiệm
- Làm thêm để kiếm tiền phụ giúp ba mẹ
- Làm thêm để mở rộng mối quan hệ
- Làm thêm để sau này đi làm thực tế đỡ bỡ ngỡ
...

Và còn muôn vàn lợi ích khác khiến cho cái mác làm thêm gắn chặt với sinh viên. Nhà nhà, người người rủ nhau đi làm như một thứ mốt thời thượng. Nhưng sự thực có đúng như vậy? Với tầm nhìn và kinh nghiệm của một người đã thành công trong nhiều lĩnh vực, Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương có cái nhìn rất khác về trào lưu này. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Khi đi làm part time sinh viên được gì và mất gì? Các bạn hãy cùng Lê Thẩm Dương Wiki tìm hiểu thông qua Video bài giảng của Tiến sĩ nhé!

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Sinh viên có nên đi làm thêm hay không
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Sinh viên có nên đi làm thêm hay không

Tóm tắt Video Bài giảng Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? 

--- Tiến sĩ Lê Thẩm Dương ---

Được và Mất khi sinh viên đi làm thêm


Trong bài giảng, Tiến sĩ đã nêu rõ những kiểu đi làm thêm hiện nay của sinh viên. Khác với nước ngoài, pháp luật và chế độ quản lý các cơ sở kinh doanh ở nước ta chưa tốt. Vậy nên mới có tình trạng các trung tâm môi giới lừa đảo, moi tiền sinh viên. Bởi vậy sinh viên đi làm thêm có thể bị trừ tiền oan, quỵt lương, xúc phạm nhân phẩm,... Những bất cập của môi trường kinh doanh chợ búa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đời sống và quá trình học tập của sinh viên.

Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, những lợi ích mà làm thêm mang lại cho sinh viên không nhiều và nhà tuyển dụng không quan tâm đến những kinh nghiệm đó. Chẳng hạn không ai yêu cầu một kĩ sư hóa dầu có kĩ năng bán quần áo hay cần một kế toán có khả năng dạy học (gia sư) cả. 

Số tiền sinh viên kiếm được khi làm thêm không nhiều, thường chỉ tầm 1 đến 2 triệu. Với các bạn sinh viên số tiền này có thể khá lớn và chi trả cho nhiều thú vui nhưng không đủ để bù đắp chi phí cơ hội mà bạn đã mất đi. Chi phí về sức khỏe, xăng xe, thời gian học tập, nghiên cứu, trải nghiệm đều biến thành những giờ lao động chân tay nhàm chán không đòi hỏi kĩ năng gì đặc biệt.

Ngoài ra khi đi làm thêm các bạn có thể gặp rất nhiều hiện tượng lừa đảo, cám dỗ đối với cả sinh viên nam và nữ. Điều này tuyệt đối không có lợi bởi các sinh viên của chúng ta đa số thiếu kỹ năng sống và cân bằng cảm xúc.

Nói như vậy không có nghĩa là tiến sĩ Lê Thẩm Dương phản đối sinh viên đi làm thêm. Ông vẫn khuyến khích các bạn tích cực lao ra để trải nghiệm cái khốn nạn của cuộc đời. Tuy nhiên việc làm thêm của bạn cần được đầu tư, lựa chọn kĩ lưỡng. Các bạn là các cử nhân tương lai, không phải công nhân hay nhân viên tạp vụ. Việc làm thêm của bạn cần liên quan đến công việc sau này để rèn luyện đúng mục tiêu. Nếu các bạn cứ chọn những công việc nhàn nhã như bán quần áo để có thể ngồi nghịch điện thoại, buôn chuyện thì quá phí phạm tuổi trẻ.

Bằng lối diễn thuyết dí dỏm và có phần gây sốc như thường lệ, bài giảng của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã nêu ra một thực trạng phổ biến trong giới sinh viên Việt Nam: Đi làm thêm theo phong trào. Hãy tỉnh táo lựa chọn bởi lứa tuổi 20-25 đóng vai trò là bản lề của cuộc đời. Thà “Nghiến răng ăn mì tôm 4 năm để ra trường ăn yến còn hơn bây giờ mỗi tháng có thêm 1 triệu ăn cơm mà sau này mãi mãi chỉ ăn cơm".

Video 593166355666876955

Post a Comment

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  2. Trước giờ tôi rất ngưỡng mộ thầy Dương và bây giờ vẫn thế, nhưng về vấn đề này thì thầy thực sự chưa nhìn thấu đáo rồi. Thực tiễn ở miền nam cho thấy, trong khía cạnh part time, có thể chia làm 2 loại là sinh viên đi làm thêm và sinh viên không có, phải chăng các sinh viên không có họ đều dành thời gian để trao dồi tích lũy kinh nghiệm để sau này có thể " ăn yến", rõ ràng hầu hết các sinh viên ít dành thời gian cho việc rèn luyện kiến thức hay kĩ năng như các bài báo người ta thường viết, kể cả những sinh viên gốc Bắc lẫn Trung cũng dành thời gian để có thêm thu nhập.

    ReplyDelete

emo-but-icon

Home item